Dự án Airlink City - Cơ hội đầu tư đất nền sân bay Long Thành

Dự án Airlink City là dự án bán đất nền của Asia Land- Dự án đầu tư đất nền Sân bay quốc tế Long Thành, có vị trí ngay mặt tiền QL51. ☎ 0963.403.200

Bất động sản Đồng Nai nóng lên nhờ dự án xây sân bay Long Thành

Vào thời điểm hiện nay thì kênh đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm không thu hút được các nhà đâu tư như đầu tư vào kênh bất động sản (BĐS), với các chính sách vĩ mô của Chính phủ thời gian qua đã hiệu chỉnh tính ổn định của thị trường kinh tế Việt Nam và kênh BĐS có thể nói là ngành đang trên đà phục hồi và phát triển bền vững trở lại đúng như bản chất vốn có của nó trong đó, trong đó thị trường Đồng Nai đang là tâm điểm đáng chú ý nhất.

Đồng Nai – Nhiều dự án sinh thái “nở rộ”

Đồng Nai là nơi đang có mức tăng trưởng GDP rất cao nằm trong top đầu 5 tỉnh thành có vốn đầu tư FDI lớn nhất, tiếp tục chứng tỏ vị thế của một thị trường tiềm năng. Người mua bất động sản Đồng Nai chủ yếu nhắm đến phân khúc biệt thự, nhà liền kề để nghỉ dưỡng hoặc để dành, hoặc đầu cơ. Đồng Nai hiện sở hữu vị thế đất cao, nền đất chắc chắn, khi xây dựng có thể giảm được từ 30 – 40% chi phí xây móng. Tiếp giáp 6 tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ: Tp.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa –Vũng Tàu giúp Đồng Nai có một vị trí chiến lược, là đầu mối giao thông trọng điểm với các trục quốc lộ 1A, 1K, quốc lộ 51, quốc lộ 20.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng ở tỉnh Đồng Nai đang ngày càng được hoàn thiện, các tuyến đường cao tốc hình thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển đến trung tâm Tp.HCM. Nhiều khu công nghiệp, cụm nhà máy sản xuất do doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đẩy mạnh đầu tư ở Đồng Nai trong nhiều năm qua. Chính quyền địa phương của Đồng Nai cũng đề ra nhiều chính sách và các giải pháp để thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Điều này giúp thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp tục chọn lựa Đồng Nai để đặt trụ sở kinh doanh. Hiện tại rất nhiều người dân chọn làm việc tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai, các nhân sự nước ngoài cũng mua nhà định cư để thuận tiện gần chỗ làm. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản đang tạo ra những cơ hội hấp dẫn cho khách hàng. Loại hình bất động sản được nhiều người quan tâm và mua bán nhiều nhất là những khu đất trong dự án đã có sổ đỏ để tự xây dựng.

f:id:haunguyenseo:20170815020658j:plain

Sức hút của sân bay Long Thành

Đặc biệt, khi thông tin sân bay Long Thành được Chính phủ phê duyệt xây dựng đã tạo ra một làn sóng chuyển dịch đầu tư mạnh mẽ, từ nhà môi giới đến nhà đầu cơ chuyên săn đất vùng ven, hay những khách hàng cá nhân mua đất để dành đã dự đoán sức hút của bất động sản gần Long Thành đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai. Nhiều dự án quanh khu vực sân bay Long Thành đã tổ chức mở bán rầm rộ, trong đó phải kể đến những dự án đã hoàn thiện hạ tầng, có sổ đỏ nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư bởi tính pháp lý rõ ràng và tiềm năng sinh lợi cao. Có thể kể đến một số dự án như: The Viva City, Giang Điền,… Đình đám nhất phải kể đến dự án đất nền Airlink City do Công ty TNHH Đào tạo nghề – Đầu tư phát triển bất động sản và Đo đạc xây dựng Ngân Hà và Công Ty Công ty cổ phần Đầu tư Asia Land làm nhà phân phối.

Airlink City- Dự án bán đất nền “đón đầu” sân bay quốc tế Long Thành

Airlink City là dự án có nhiều lợi thế ở khu vực vùng ven TP.HCM, đặc biệt là về tiềm năng gia tăng giá trị.

Điểm nhấn hạ tầng

Airlink City do Công ty TNHH Đào tạo nghề - Đầu tư phát triển bất động sản và Đo đạc xây dựng Ngân Hà làm chủ đầu tư với quy mô 5,7 héc ta nằm ngay mặt tiền quốc lộ 51, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Toàn dự án cung cấp cho thị trường 250 nền đất diện tích từ 100 - 255m2 và các tiện ích gồm trung tâm thương mại, phố thương mại, trường học, khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh… hạ tầng dự án được xây dựng hiện đại với các tuyến đường từ 9-20 mét, hệ thống điện âm, cấp - thoát nước riêng biệt, vỉa hè rộng 3 mét rợp bóng cây xanh…

Airlink City sở hữu hệ thống giao thông gồm nhiều tuyến đường huyết mạch, kết nối liên hoàn với TP.HCM, Bình Dương, thành phố Vũng Tàu và thành phố Biên Hòa cũng như các tỉnh miền Tây như quốc lộ 51, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt cao tốc TP.HCM - Long Thành… Hệ thống hạ tầng hiện đại và sân bay quốc tế Long Thành sẽ là đòn bẩy giúp cho tỉnh Đồng Nai nói chung, khu vực Long Thành nói riêng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội.

f:id:haunguyenseo:20170815004950j:plain

Theo các chuyên gia, được lợi nhiều nhất khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động và hệ thống cầu, đường kết nối với TP.HCM hoàn thiện chính là lĩnh vực bất động sản. Trong đó, nổi bật là những khu đô thị kết nối trực tiếp với sân bay bởi khả năng khai thác kinh doanh rất tốt và được hưởng lợi trực tiếp từ các dịch vụ hậu cần phục vụ hành khách di chuyển bằng đường hàng không.

Nếu xét theo tiêu chí trên thì không có gì khó hiểu khi Airlink City đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư bất động sản. Bởi theo quy hoạch, dự án này vừa nằm ngay mặt tiền quốc lộ 51, gần với ba tuyến đường cao tốc quan trọng là TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu vừa đối diện với cổng vào sân bay Long Thành. Như vậy, Airlink City giống như trạm dừng chân trước khi hành khách vào sân bay hay di chuyển đến thành phố biển Vũng Tàu để du lịch.

Bên cạnh đó, một điểm cộng của Airlink City là ngay trong nội khu được quy hoạch trung tâm thương mại rộng hơn 200m2 với định hướng trở thành địa điểm thu hút du khách và người dân trong khu vực đến mua sắm, vui chơi giải trí và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cao cấp. Bao quanh dự án là đầy đủ tiện ích như trung tâm hành chính, khu dịch vụ sân bay, trạm dừng chân, trường học, bệnh viện, chợ, khu công nghiệp, khu đô thị - cảng biển quốc tế, khu du lịch, nhà thờ, chùa… Chính vì vậy, có thể hình dung về một trung tâm kinh doanh sôi động, thu hút đông đảo du khách ngay tại Airlink City. Và chính điều này giúp Airlink City được đánh giá là mảnh đất vàng không ngừng gia tăng giá trị theo thời gian.

Cơ hội đầu tư hấp dẫn

Mức giá bán của dự án Airlink City được công bố là từ 390 triệu đồng/nền (chưa bao gồm VAT). Khách hàng mua đất sẽ được thanh toán linh hoạt trong nhiều đợt và được các ngân hàng gồm ACB, MB, Eximbank, Agribank, Vietinbank cho vay đến 70% giá trị hợp đồng. Mức giá và chính sách hỗ trợ này là rất hấp dẫn nếu so với các dự án trong khu vực đang được chào bán. Ngay cả các nhà đầu tư có ít tiền hoặc người lao động bình thường đều có thể dễ dàng làm chủ một nền đất tại đây.

Bên cạnh đó, một lợi thế rất lớn khác của Airlink City là dự án sẽ cấp sổ đỏ từng nền cho chủ sở hữu, giúp người mua đảm bảo quyền lợi và an tâm đầu tư cho tương lai. Theo tìm hiểu, Airlink City cũng là một trong số ít dự án ở khu vực sân bay quốc tế Long Thành được cấp sổ đỏ từng nền.

Theo định hướng phát triển, đến năm 2020 Long Thành sẽ trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp hiện đại của tỉnh Đồng Nai và là đô thị loại 3 vào năm 2025. Khi đó, giá bất động sản tại đây chắc chắn sẽ gia tăng gấp nhiều lần. Đó cũng chính là lý do nhiều khách hàng không muốn bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào Airlink City ngay tại thời điểm này để chọn vị trí đẹp và giá đất còn rẻ.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Dự án Airlink City- Công Ty Asia Land

Đt: 0963 403 200

Website: http://airlinkcity.hatenadiary.com/

Bộ Giao thông đốc thúc tiến độ xây sân bay Long Thành

Mới đây, Ông Trương Quang Nghĩa - Bộ trường Bộ giao thông đã yêu cầu tỉnh Đồng Nai hoàn thiện phương án giải phóng mặt bằng hơn 1.000 ha giai đoạn một sân bay Long Thành.

Ngày 4/8, Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa làm việc về tình hình triển khai dự án thành phần thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Theo ông Nguyễn Minh Phương - Phó vụ trưởng Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông), sau khi Quốc hội chấp thuận dự án trên, Bộ đã hai lần làm việc với tỉnh Đồng Nai để xây dựng kế hoạch và triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Bộ cũng đã chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) khẩn trương thực hiện cắm mốc ranh giới dự án theo từng giai đoạn, bàn giao cho địa phương để phục vụ việc đo đạc, kiểm đếm và xây dựng phương án giải phóng mặt bằng. Hiện ACV đã hoàn thành bàn giao mốc ranh giới dự án.

f:id:haunguyenseo:20170815021638j:plainPhối cảnh  phương án kiến trúc nhà ga sân bay Long Thành.

Phía UBND tỉnh Đồng Nai, ông Đặng Minh Đức - Giám đốc Sở Tài nguyên cho biết, địa phương đã xây dựng đề cương báo cáo Thủ tướng một số cơ chế đặc thù để thực hiện dự án thành phần.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đề nghị, nội dung trong báo cáo khả thi cần "bám theo và làm rõ" ý kiến của các đại biểu quốc hội; rà soát quy định về đánh giá tác động môi trường của dự án thành phần để triển khai lập, hoàn thiện báo cáo khả thi.

Ông Nghĩa đề nghị Đồng Nai sớm hoàn thiện phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch sử dụng vốn theo các giai đoạn của dự án. Trước mắt địa phương tập trung ưu tiên cho giai đoạn một, khu vực 1.000 ha, tiếp đến là giai đoạn hai với gần 3.000 ha cho toàn cảng hàng không và khu vực hơn 2.000 ha còn lại.

Lãnh đạo Bộ Giao thông cũng đề nghị Bộ Tài nguyên sớm tổ chức thẩm định khung chính sách cho việc giải phóng mặt bằng dự án, trình Thủ tướng phê duyệt; Bộ Xây dựng hướng dẫn, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai trong quá trình lập, thẩm định thiết kế cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng các khu tái định cư…

Giữa tháng 6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Theo đó, ngân sách sẽ dành 23.000 tỷ đồng chi cho công việc nêu trên, gồm xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư và nghĩa trang. Hiện ngân sách đã bố trí 5.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đáp ứng 21,7% nhu cầu; còn thiếu khoảng 18.000 tỷ đồng.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có công suất dự kiến đạt 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hoá mỗi năm, được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một chậm nhất năm 2025 phải hoàn thành và đưa vào khai thác một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa một năm.

Kiến trúc hình hoa sen khiến sân bay Long Thành 'tăng chi phí'

Thiết kế sân bay Long Thành, nhà hát đa năng ở Hà Nội theo ý tưởng hình bông hoa sen được cho có thể khiến giá thành thi công tăng lên. 

Bộ Giao thông Vận tải vừa xem xét, lựa chọn phương án thiết kế lấy ý tưởng từ hình ảnh bông hoa sen cách điệu cho kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Mới đây, Hà Nội cũng có kế hoạch xây dựng nhà hát 2.000 chỗ ngồi, hình dáng như 5 bông sen nổi trên mặt nước tại quận Cầu Giấy, từ nguồn vốn xã hội hoá.

Sau khi mẫu thiết kế hoa sen cho các công trình lớn được đưa ra, giới chuyên gia văn hóa, kiến trúc đã có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có lo lắng việc quá chú trọng đến kiến trúc cách điệu sẽ làm đội chi phí của công trình.

f:id:haunguyenseo:20170815020520j:plainNhà hát đa năng 2000 chỗ ngồi ở Cầu Giấy, Hà Nội được đề xuất thiết kế theo mô hình 5 bông hoa sen.

Mái nhà ga hình hoa sen chỉ 'tăng chi phí một chút'

Theo Tổng công ty cảng hàng không (ACV) - đại diện chủ đầu tư, tiêu chí cuộc thi tuyển kiến trúc sân bay Long Thành do Hội đồng gồm các lãnh đạo bộ, ngành và các hội nghề nghiệp đưa ra, đó là công trình phải có công năng, hiệu quả sử dụng cao, chi phí thấp, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường…

Về dấu ấn kiến trúc thì phải là công trình hiện đại, đậm đà bản sắc văn hoá Việt Nam.

Đại diện ACV cho biết, nếu nhà ga được thiết kế đơn giản quá thì không mang tính dân tộc. Nên thay vì mái nhà ga phẳng lỳ, các đơn vị thiết kế đã đưa ra nhiều ý tưởng như hình lá dừa nước, hoa sen, cây tre... Mặc dù được cách điệu song mái nhà ga hình hoa sen cũng như các hình khối khác đều phải đảm bảo chịu lực, chịu được gió, ánh sáng tự nhiên; đảm bảo kỹ thuật công năng khai thác hàng không. Thiết kế nhà ga không ảnh hưởng việc kết nối với các công trình khác như sân đỗ, giao thông, đường băng...

"Nhóm chuyên gia đầu ngành đã xem xét kỹ các thiết kế thi tuyển để lựa chọn một phương án tối ưu nhất. Phương án mái nhà ga theo biểu tượng hoa sen chỉ tăng chi phí một chút so với mái nhà ga thông thường", đại diện ACV nói.

Theo vị này, ở nhiều nước trên thế giới, sân bay được thiết kế đơn giản là do tiêu chí của họ chỉ thiết kế nhà ga theo công năng, không cách điệu để giảm chi phí.

'Đề bài có tính biểu tượng là vòng kim cô, hạn chế sáng tạo của kiến trúc sư'

Ủng hộ đưa biểu tượng vào các công trình công cộng song yêu cầu phải hài hòa với cảnh quan, không gian. KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội quy hoạch đô thị Hà Nội, nói: Công trình kiến trúc là biểu hiện của văn hóa và sáng tạo của cộng đồng. Nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các công trình biểu tượng như nhà hát Sydney (Australia), các công trình văn hóa ở London, Nga, Pháp đều mang tính biểu tượng cao.

Theo ông, ở Hà Nội đã có nhiều công trình tạo dấu ấn như Đài truyền hình Hà Nội là cột phát sóng, công viên Hòa Bình là chim hạc. Cầu dây văng Nhật Tân có chi phí cao hơn các cây cầu bê tông khác bắc qua sông Hồng, song Hà Nội vẫn quyết tâm xây dựng vì đây là biểu tượng kiến trúc "rồng nhả ngọc", tạo điểm nhấn cho khu vực phía Bắc sông Hồng.

Tuy nhiên, ông Nghiêm cho biết, cũng có công trình chưa thực hiện được do chi phí cao như tòa nhà hình bông lúa ở đường Phạm Hùng, hay công trình có biểu tượng không phù hợp như tòa nhà Hàm Cá Mập.

"Trong xây dựng, biểu tượng văn hóa dân tộc của Việt Nam không nên bó hẹp với hình tượng hoa sen, trống đồng, cây tre... vì các hình tượng này rất phổ biến, mà nên xem xét các hình tượng khác gắn với văn hóa Việt, quan trọng là xem xét hài hoà không gian, tính thẩm mỹ, hiệu quả sử dụng và kinh tế", ông Nghiêm nói.

Nhớ lại thời gian làm Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, ông Nghiêm cho biết: "Có rất nhiều chủ đầu tư đề xuất các công trình có biểu tượng hoa sen, trống đồng, nhà quản lý phải xem xét có phù hợp hay không nên nhiều công trình đã bị từ chối".

Đồng quan điểm, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cũng cho rằng, công trình mang biểu tượng văn hóa dân tộc Việt Nam không nhất thiết phải là hoa sen, cây tre hay trống đồng. Nếu đề bài cần có tính biểu tượng thì các kiến trúc sư "luôn bị ám ảnh về hình tượng truyền thống, đó là vòng kim cô, hạn chế sáng tạo của kiến trúc sư".

"Với một công trình lớn thì quan trọng nhất là phải đáp ứng được công năng sử dụng do nhà đầu tư đưa ra. Chi phí xây dựng công trình phù hợp với khả năng kinh tế", ông Tùng nói.

KTS Phạm Thanh Tùng dẫn ra nhiều công trình hiện đại của Nhật không mang kiến trúc truyền thống, song người ta vẫn thấy bản sắc của người Nhật. Đó là các chi tiết không rườm rà, thể hiện đặc trưng của đất nước công nghiệp hiện đại.

f:id:haunguyenseo:20170815020658j:plainMẫu thiết kế nhà ga sân bay Long Thành được chọn lựa qua cuộc thi tuyển phương án kiến trúc.

Họa sỹ Lê Thiết Cương cho rằng ở Việt Nam, nhiều người thường có quan niệm phải "nghĩ ra biểu tượng nào đó áp vào các công trình". Trong khi một công trình sống được sẽ có ngôn ngữ riêng của nó, không cần thiết phải sống tầm gửi vào một biểu tượng nào.

Theo ông, mô hình nhà hát đa năng hình dáng như 5 bông sen nổi ở Hà Nội là "miễn cưỡng, khô cứng". Do đó, nhà quản lý cần ra đề bài để các kiến trúc sư được thỏa sức sáng tạo. Nếu công trình bắt buộc mang tính dân tộc thì chỉ cần bố trí nội thất bên trong, thay vì đưa áp đặt ngoại cảnh theo khuôn mẫu nào đó.

Airlink City (Theo Khám Phá)

Bộ giao thông chốt thiết kế hình hoa sen cho sân bay Long Thành

Trong số 9 phương án ban đầu, ý tưởng thiết kế theo hình ảnh bông hoa sen cách điệu được Bộ giao thông chọn cho nhà ga sân bay Long Thành.

Ngày 19/7, trong cuộc làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải, ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) cho biết, phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được tổ chức lấy ý kiến cộng đồng tại 4 tỉnh, thành và các hội nghề nghiệp. Theo đó, 3 phương án được lựa chọn nhiều nhất gồm Lá dừa nước (LT07); Hoa sen (LT03) và Vật liệu tre (LT04).

Về phía Bộ Giao thông đã thành lập Tổ tư vấn lựa chọn phương án thiết kế gồm 26 chuyên gia đến từ các Bộ, ngành và hội nghề nghiệp; qua làm việc, Tổ tư vấn đã bình chọn thiết kế Hoa sen với tỷ lệ cao nhất trong 3 phương án.

f:id:haunguyenseo:20170815012638j:plainThiết kế theo hình hoa sen cách điệu cho nhà ga sân bay quốc tế Long Thành.

Lãnh đạo ACV cũng kiến nghị Bộ Giao thông xem xét lựa chọn phương án Hoa sen (LT03) để đưa vào hồ sơ mời thầu tư vấn lập báo cáo khả thi (FS).

Theo ông Thanh, việc chỉnh sửa một số chi tiết của phương án đã chọn là cần thiết để có được thiết kế hoàn hảo nhất cho nhà ga. Tuy nhiên, việc này đang có vướng mắc nảy sinh theo quy định về quyền tác giả. Ông Thanh kiến nghị Bộ Giao thông chấp thuận cho ACV đàm phán với tư vấn thiết kế để triển khai những chỉnh sửa này.

Đồng ý với đề xuất trên, Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa chỉ đạo các đơn vị tiếp tục lấy ý kiến bộ ngành để bổ sung, tìm phương án hoàn chỉnh nhất cho nhà ga hành khách sân bay Long Thành trước khi chọn tư vấn lập báo cáo khả thi.

“Việc chỉnh sửa phải căn cứ thể lệ cuộc thi, quyền tác giả để đảm bảo tính pháp lý”, Bộ trưởng Nghĩa nhấn mạnh.

Mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Giao thông hoàn thiện phương án thiết kế kiến trúc nhà ga, lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn một dự án sân bay Long Thành.

Phương án hoa sen nằm trong số 9 phương án kiến trúc nhà ga hành khách sân bay Long Thành do 16 đơn vị tư vấn trong và ngoài nước thực hiện. Các đơn vị thiết kế đã đưa ra nhiều hình dáng nhà ga như hoa sen, chim sẻ, ruộng bậc thang, cây tre, cánh bướm, lá cọ...

Phương án được lựa chọn lấy ý tưởng từ hình ảnh bông hoa sen cách điệu, sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào thiết kế mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, cảnh quan vị trí bên trên mái nhà để xe, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục.

Thiết kế cũng được điểm thêm những vị trí ô lấy sáng, giảm bớt sự đơn điệu cho mái. Phần mái khu vực nhà để xe ngoài trời sẽ làm công viên cây xanh, cộng hưởng với hồ nước lớn tại vị trí trung tâm cũng lấy ý tưởng hoa sen sẽ tạo điểm nhấn cho khu vực này.

Airlink City (Theo VnExpress)

23.000 tỷ giải phóng mặt bằng xây sân bay quốc tế Long Thành

Ngân sách đã bố trí được 5.000 tỷ đồng, còn thiếu 18.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, tái định cư xây sân bay quốc tế Long Thành.

Chiều 19/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Theo đó, ngân sách sẽ dành 23.000 tỷ đồng chi cho công việc nêu trên, gồm xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư và nghĩa trang. Hiện ngân sách đã bố trí 5.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đáp ứng 21,7% nhu cầu; còn thiếu khoảng 18.000 tỷ đồng.

Báo cáo giải trình trước khi bấm nút thông qua Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Chính phủ sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần và xây dựng phương án giải phóng mặt bằng, trong đó xác định tổng mức đầu tư chính thức, làm căn cứ để Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo, chuẩn bị nguồn vốn và báo cáo Quốc hội.

f:id:haunguyenseo:20170815014302j:plain

"Sự quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất và nhu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng cao, khiến việc triển khai dự án sân bay Long Thành trở nên cấp bách hơn", ông Vũ Hồng Thanh nói trước Quốc hội.

Tuy nhiên, theo ông, do đặc thù công tác giải phóng mặt bằng thường mất nhiều thời gian, phát sinh khó khăn, vướng mắc, làm tăng chi phí nếu quá trình thực hiện kéo dài, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị cho phép tách nội dung này để thực hiện trước khi triển khai phần việc liên quan đến xây dựng các hạng mục của Cảng hàng không.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có công suất dự kiến đạt 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hoá mỗi năm, được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một chậm nhất năm 2025 phải hoàn thành và đưa vào khai thác một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa một năm.

Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua sẽ giúp tạo sự đồng nhất về chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư làm sân bay Long Thành; hạn chế khiếu kiện của người dân. Ngoài ra, việc giải phóng mặt bằng, tái định toàn dự án (diện tích cho cả 3 giai đoạn) một lần sẽ giúp người dân trong vùng yên tâm đầu tư sản xuất, ổn định cuộc sống.

Với phần diện tích đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa xây dựng hạ tầng, Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan chức năng quản lý chặt để không bị lấn chiếm; xây dựng phương án khai thác, tránh lãng phí đất đai và đề nghị Chính phủ làm rõ nội dung này trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành tháng 6/2015. Khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014), trong đó giai đoạn I là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).

Airlink City (Theo VnExpress)

Chính thức khởi động Dự án sân bay quốc tế Long Thành

Văn phòng chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng các bộ ngành liên quan tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cảng hàng không quốc tế Long Thành.

f:id:haunguyenseo:20170815012638j:plainPhối cảnh dự án sân bay quốc tế Long Thành. 

Người đứng đầu chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ ngành và cơ quan liên quan tổ chức thẩm định báo cáo trình Thủ tướng. Báo cáo này cầm đảm bảo kịp tiến độ để Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIV.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan trong việc cân đối, bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho dự án. Trước mắt là việc phân bổ nguồn vốn giá trị 5.000 tỉ đồng đã được Quốc hội thông qua và bàn giao cho UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật.

Bộ Xây dựng có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện việc thẩm định, phê duyệt các khu tái định cư của Dự án theo quy định pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nhanh chóng tổ chức thẩm định khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành. Kết quả cần được báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/8.

UBND tỉnh Đồng Nai phải chủ động làm việc, thống nhất với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy hoạch vùng phụ cận cảng hàng không quốc tế Long Thành, với những vấn đề vượt thẩm quyền cần báo cáo lại Thủ tướng.

Cũng trong ngày 11/8, theo thông tin từ Văn phòng chính phủ, cơ quan này vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo đầu tư xây dựng nâng cấp sân bay Lai Châu theo quy hoạch được phê duyệt và đúng quy định pháp luật.

Airlink City (Theo Chinhphu.vn)

Bất động sản thương mại: Điểm sáng mới của thị trường vùng ven

Gần đây, thị trường bất động sản Long Thành ngày càng nhận được sự quan tâm của rất đông khách hàng, các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản. Đặc biệt, với tiềm năng lớn, phân khúc đất nền khai thác thương mại đã trở thành điểm sáng về tính thanh khoản.

f:id:haunguyenseo:20170814235815j:plain
Airlink City phát triển theo định hướng trở thành trung tâm kinh doanh thương mại phục vụ sân bay quốc tế Long Thành.

Tâm điểm Long Thành

Theo quy hoạch phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long Thành có vai trò quan trọng khi nằm ở vị trí trung tâm và gắn liền với sân bay quốc tế Long Thành.

Trong tương lai, Long Thành sẽ là khu vực phát triển kinh tế trọng điểm của miền Đông Nam bộ. Đây cũng là lý do hàng loạt công trình mang tầm quốc gia đang được Nhà nước đầu tư để kết nối Long Thành với các khu vực khác, đặc biệt là TP.HCM.

Hiện nay, bên cạnh hạ tầng giao thông, Long Thành đang tập trung nguồn lực phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ nhằm mục tiêu trở thành đô thị loại 3 vào năm 2025. Thực tế, thời gian vừa qua, việc đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được đưa vào vận hành đã tạo ra sức bật lớn giúp Long Thành bứt phá. Hàng chục khu công nghiệp trên địa bàn đã nhanh chóng được doanh nghiệp lấp đầy. Bởi bên cạnh sân bay quốc tế Long Thành, khu vực này còn có cảng quốc tế Cát Lái, cảng quốc tế Cái Mép Thị Vải hoạt động nhộn nhịp và cách trung tâm TP.HCM chỉ 15 phút di chuyển.

Cùng với sân bay Long Thành, khi đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, cầu Cát Lái, tuyến monorail TP.HCM – Long Thành xây dựng xong, việc di chuyển còn thuận lợi hơn rất nhiều. Theo các chuyên gia, hệ thống hạ tầng này sẽ là “cú hích” để Long Thành phát triển bứt phá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài…

f:id:haunguyenseo:20170815010140j:plainPhối cảnh Airlink City nằm ngay khu vực phát triển ngay mặt tiền quốc lộ 51.

Đón đầu phát triển

Sự chuyển mình của Long Thành đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước. Khảo sát cho thấy hiện có hàng chục khu đô thị quy mô lớn đang triển khai trên địa bàn huyện Long Thành với mục tiêu thu hút doanh nhân, chuyên gia làm việc tại Long Thành và khu vực lân cận đến sinh sống.

Đặc biệt, các dự án tích hợp khả năng khai thác thương mại được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhiều dự án “cháy hàng” ngay khi vừa được chủ đầu tư công bố. Đơn cử như khu đô thị thương mại Airlink City nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 51, đối diện đường dẫn vào sân bay quốc tế Long Thành. Giai đoạn 1 của dự án với gần 200 nền đã tiêu thụ hết chỉ sau vài tuần công bố. Hiện chủ đầu tư đang chào bán đợt cuối gần 100 nền với giá từ 520 triệu đồng/nền diện tích 100m2.

Theo giới kinh doanh BĐS, dự án Airlink City có nhiều lợi thế vượt trội của một dự án vừa để ở vừa kết hợp kinh doanh thương mại khi nằm ngay khu dân cư sầm uất thuộc khu vực quy hoạch phát triển dịch vụ của sân bay quốc tế Long Thành, di chuyển nhanh chóng về trung tâm TP.HCM. Nội khu dự án được quy hoạch hiện đại, nhiều tiện ích như trung tâm thương mại 2.000m2, trường học quốc tế, khu vui chơi giải trí, công viên, phố thương mại và việc tiếp cận các tiện ích liên kết như trường học, chợ, bệnh viện, nhà hàng, khu du lịch sinh thái cũng rất dễ dàng.

f:id:haunguyenseo:20170815011744j:plainPhối cảnh một dãy nhà phố của Airlink City.

Bên cạnh đó, Airlink City nằm ngay Quốc lộ 51, là tuyến giao thông huyết mạch từ TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh và các tỉnh miền Tây đi thành phố du lịch Vũng Tàu, Long Hải. Như vậy, ngoài khả năng khai thác kinh doanh các ngành nghề phục vụ hàng triệu lượt khách đi đường hàng không qua sân bay Long Thành, Airlink City còn có thể trở thành điểm dừng chân nghỉ ngơi thư giãn lý tưởng dành cho khách du lịch đường bộ. Các ngành nghề kinh doanh phù hợp tại đây là khách sạn, văn phòng công ty, đại lý vé máy bay, quán cà phê, nhà hàng…

Một lợi thế khác của Airlink City là dự án đã hoàn thiện hạ tầng, có sổ đỏ riêng từng nền và người mua có thể nhận nền xây dựng nhà ngay. Đây là yếu tố được hầu hết các nhà đầu tư ưu tiên để đảm bảo thanh khoản và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch.

Ngày 13-8, Công ty Asia Land sẽ chính thức mở bán đợt cuối dự án Airlink City. Khách hàng giao dịch được hỗ trợ vay 50% giá trị và có cơ hội trúng 3 xe Honda Air Blade.

Thông tin chi tiết, xin liên hệ:

Hotline: 0963 403 200 – Website: www.airlinkcity.com